I.
Giới thiệu
Trong
thời đại số hóa, bùng nổ công nghệ thông tin, nhất là trong lĩnh vực thương mại
điện tử, việc các doanh nghiệp mua bán dữ liệu cá nhân của khách hàng là một
hành vi đang ngày càng phổ biến phổ biến. Với sự ra đời của Dự thảo luật bảo vệ
dữ liệu cá nhân, mọi doanh nghiệp đều cần thay đổi cách quản lý thông tin khách
hàng. Liệu doanh nghiệp của bạn đã nắm rõ quy định và chuẩn bị đầy đủ để tránh
rủi ro pháp lý? Hãy cùng Luật XTVN tìm hiểu qua bài viết dưới đây
II.
Dữ liệu cá nhân là gì?
Theo
khoản 1, 2, 3, 4 Điều 2 dự thảo Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân, “dữ liệu cá nhân”
là thông tin dưới mọi định dạng tồn tại trên môi trường điện tử, gắn liền với một
người hoặc xác định một người cụ thể, bao gồm:
-
Dữ liệu cá nhân cơ bản: Tên, ngày sinh, địa chỉ,… gắn liên với danh tính của một
người
-
Dữ liệu cá nhân nhạy cảm: Các thông tin đặc biệt quan trọng như tình trạng sức
khỏe, tài chính, vị trí, quan điểm chính trị tôn giáo, đời sống tình dục, xu hướng
tính dục, dữ liệu tội phạm… Các thông tin nếu tiết lộ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền riêng tư cá nhân của một người.
II.
Quy định pháp luật về hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân
Căn
cứ vào khoản 1 Điều 3 của Dự thảo Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân quy định:
“Điều
3. Nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân
1. Dữ liệu cá nhân không được mua,
bán dưới mọi hình thức.”
Đồng
thời, căn cứ Điều 4 của Dự thảo Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân quy định:
Đồng
thời, khoản 6 Điều 8 Dự thảo Luật bảo về dữ liệu cá nhân quy định:
“Điều
8. Hành vi bị nghiêm cấm
6. Thu thập, xử lý, chuyển giao dữ liệu
cá nhân trái phép và mua bán dữ liệu cá nhân.”
Như
vậy, hành vi thu thập, xử lý, chuyển giao dữ liệu cá nhân trái phép và mua bán
dữ liệu cá nhân là vi phạm pháp luật. Đồng thời, không mua bán dữ liệu cá nhân là
nguyên tắc về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân.
III.
Chế tài xử lý đối với hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân.
Điều
4 dự thảo Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân
tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, xử lý hình
sự theo quy định.”
Như
vậy, các chế tài xử lý mà các cá nhân hay doanh nghiệp có thể phải đối mặt nếu
thực hiện các hành vi mua bán hoặc/và sử dụng dự liệu các nhân được mua bán,
bao gồm: Xử lý kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo), xử lý vi phạm hành chính (phạt
tiền, biện pháp khắc phục hậu quả), xử lý hình sự (phạt tù, phạt tiền, cấm đảm
nhiệm chức vụ và các hình thức khác).
III.
Lưu ý dành cho doanh nghiệp
Mua,
bán dữ liệu cá nhân sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật. Các doanh nghiệp, cá
nhân nên tuyệt đối chấp hành quy định pháp luật để tránh các rủi ro pháp lý về
mặt tài chính, danh tiếng hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự, từ đó xây
dựng một môi trường kinh doanh an toàn và minh bạch về dữ liệu, gia tăng uy tín
và vị thế của doanh nghiệp.
Trên
đây là đánh giá của Luật XTVN về tác động của dự thảo Luật bảo vệ dữ liệu cá
nhân tới hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân. Nếu gặp vấn đề với việc rò rỉ dữ liệu
cá nhân trái phép, hãy liên hệ với các chuyên gia tư vấn của XTVN để được hỗ trợ
ngay!