Câu hỏi pháp lý: Tôi là nữ, làm nghề lái taxi. Do đặc thù
công việc nên tôi tự mua bình xịt hơi cay để trên xe để phòng vệ. Có lần tôi chở
một người đàn ông, người này có hành vi sàm sỡ tôi nên tôi đã dùng bình xịt hơi
cay để tự vệ. Như vậy tôi có vi phạm pháp luật không?
Luật
sư thuộc Công ty Luật TNHH XTVN xin được giải đáp câu hỏi này cho bạn như sau:
Căn cứ
theo khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
năm 2017 và Điều 3 Nghị định 79/2018/NĐ-CP ngày 16/05/2018 quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công
cụ hỗ trợ thì bình xịt hơi cay được xếp vào nhóm công cụ hỗ trợ giúp người thi
hành công vụ ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, nhằm bảo vệ
an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, theo
khoản 1 Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017
thì pháp luật nghiêm cấm đối với cá nhân (nếu không thuộc nhóm đối tượng được cấp
phép) tàng trữ, sử dụng công cụ hỗ trợ, bao gồm cả bình xịt cay.
Và đối tượng
được trang bị công cụ hỗ trợ được quy định tại Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ
khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 được hướng dẫn
tại khoản 1 và khoản 3 Điều 3
Thông tư 17/2018/TT-BCA, bao gồm:
-
Đơn vị
nghiệp vụ thuộc Bộ Công an;
-
Trại giam,
trại tạm giam;
-
Học viện, trường Công an nhân dân; Trung tâm huấn luyện
và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân làm công tác đào tạo, huấn luyện;
-
Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết
gọn là Công an cấp tỉnh);
-
Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
-
Công an xã, phường, thị trấn.
Như vậy, chỉ những đối tượng theo quy định trên mới có thể
trang bị công cụ hỗ trợ bên người. Do bạn không thuộc một trong các đối tượng
trên mà sử dụng, mua bán, tàng trữ bình xịt hơi cay được xem là hành vi trái
pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
ngày 31/12/2021, thì bạn còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000
đồng. Ngoài ra, những người đã bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi như
trên mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 306 Bộ
luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Trên đây
là toàn bộ trao đổi của Công ty
Luật TNHH
XTVN về câu hỏi pháp lý
liên quan đến việc sử dụng bình xịt hơi cay để tự vệ thì có vi
phạm pháp luật không. Hãy
liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ pháp lý một cách
nhanh chóng và hiệu quả nhất, đảm bảo đúng quy định pháp luật