Anh
Nguyễn Văn A gửi tới Công ty Luật TNHH XTVN câu hỏi như sau: “Hiện tại tôi đang làm việc tại Công ty X, tôi và công ty có ký kết hợp đồng
lao động nhưng dự kiến vào dịp nghỉ lễ 30/04 và 01/05 sắp tới, công ty bắt tôi
buộc phải tới công ty để tiếp tục làm việc. Cho tôi hỏi, hành động của Công ty
X có bị coi là vi phạm pháp luật không thưa luật sư?”. Để trả lời cho câu câu hỏi
của anh, Công
ty Luật TNHH XTVN xin phép được giải đáp như sau:
1.
Người lao động có bắt buộc phải đi làm vào ngày lễ hay
không?
Theo
Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm hưởng
nguyên lương trong các ngày lễ, Tết. Trường hợp đi làm vào các ngày lễ, Tết,
người lao động sẽ được tính là làm thêm giờ. Căn cứ vào điểm
a khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều
kiện sử dụng lao động làm thêm giờ như sau:
"2.
Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu sau đây:
a)
Phải được sự đồng ý của người lao động;
b)
Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình
thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường
theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12
giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c)
Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này."
Từ những
căn cứ trên, có thể thấy trường hợp nếu doanh nghiệp cụ thể là Công
ty X nếu muốn người lao động là anh A làm việc trong ngày lễ sắp tới (30/04 và
01/05) thì phải được sự đồng ý của người lao động và phải trả thêm cho người
lao động ít nhất 300% lương chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng
lương đối với người lao động hưởng lương ngày (quy định tại điểm c, khoản 1, Điều
98, Chương VI, Bộ luật Lao động 2019).
Tuy
nhiên, Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 cũng liệt kê một số
trường hợp người lao động không được từ chối làm thêm giờ, đó là thực hiện lệnh
động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; thực hiện công việc bảo
vệ tính mạng con người, tài sản trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai,
hỏa hoạn,…
2.
Hình thức xử phạt doanh nghiệp bắt buộc người lao động đi
làm vào ngày lễ
Nghỉ lễ là một trong những quyền lợi chính đáng của người
lao động được pháp ghi nhận và bảo vệ, người sử dụng lao động chỉ được sử dụng
lao động làm thêm giờ nếu được người lao động đó đồng ý. Trường hợp người lao động
từ chối làm thêm giờ thì người sử dụng lao động cũng phải chấp nhận bởi đây là
quyền của họ. Trường hợp cố tính bắt ép người lao động đi làm dịp lễ, doanh
nghiệp sẽ bị coi là vi phạm pháp luật. Lúc này, người sử dụng lao động sẽ bị xử
phạt vi phạm hành chính theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ban hành
ngày 17/01/2022 như sau:
"3.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động
có một trong các hành vi sau đây:
a)
Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp
luật;
b)
Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động,
trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động."
Theo
đó, người sử dụng lao động vi phạm là cá nhân sẽ bị phạt từ 20 - 25 triệu đồng.
Trường hợp người vi phạm là tổ chức thì mức phạt sẽ tăng gấp đôi từ 40 - 50 triệu
đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022).
3.
Người lao động có thể tố cáo doanh nghiệp nếu bị ép đi
làm ở đâu?
Hành động buộc nhân viên làm việc trong các dịp lễ của
doanh nghiệp được xác định là vi phạm luật lao động, do đó người lao động có thể
thực hiện theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP để tố cáo hành vi này.
Cụ thể hơn, theo Điều 39 của Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người
lao động có thể tố cáo hành vi vi phạm của doanh nghiệp đến Chánh thanh tra Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội. Người lao động có thể thực hiện tố cáo bằng
cách nộp đơn hoặc tố cáo trực tiếp.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố
cáo, cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân chịu trách nhiệm phải nhập thông tin tố cáo
vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu, kiểm tra, và xác minh thông tin về người tố
cáo cũng như điều kiện thụ lý tố cáo (theo khoản 1 của Điều 24 của Luật Tố cáo
2018).
Nếu trong quá trình giải quyết tố cáo được xác định là có
vi phạm, Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiến hành xử phạt
vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp.
Trên đây là ý kiến giải đáp của Công ty Luật TNHH XTVN cho trường hợp của anh Nguyễn Văn A làm việc tại Công ty X.