Bán
hàng trên sàn thương mại điện tử đang trở thành một trong những hình thức kinh
doanh phổ biến bởi sự tiện lợi của nó, thu hút số lượng lớn người bán hàng và
người tiêu dùng, chẳng hạn như: Shopee, Lazada, Tiktok shop, Tiki,… Đây đang là
xu hướng được nhiều nhà bán hàng lựa chọn trong thời đại phát triển công nghệ
hiện nay. Vậy việc kinh doanh trên sàn thương mại điện tử có cần phải đăng ký
kinh doanh hay không đang là câu hỏi đang được nhiều nhà bán hàng quan tâm đến.
Hãy cùng Luật XTVN tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
1.
Tại sao phải đăng ký kinh doanh cho hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện
tử?
Tại
Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về các trường hợp không cần phải đăng
ký kinh doanh khi những cá nhân thực hiện hoạt động thương mại độc lập và thường
xuyên gồm:
“1. Cá nhân hoạt
động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn
bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không
gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những
cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là
các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa
mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm
của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của
pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua
bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán
quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt
động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn
hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh
giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ
tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một
cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”
Theo
đó, hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử không thuộc vào các trường
hợp được miễn đăng ký kinh doanh.
Do
đó, để hợp pháp hóa tất cả hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử
thì nhà bán hàng cần đăng ký kinh doanh bán hàng online theo một trong hai hình
thức: thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.
Hiện
nay, người bán hàng thường lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh thông qua
thành lập hộ kinh doanh cá thể bởi tính quy mô nhỏ lẻ, ít vốn, dễ quản lý, chế
độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản.
Việc
đăng ký hộ kinh doanh cho hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử
không những giúp nhà bán hàng thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp
mà còn được hưởng thêm các quyền lợi như:
-
Dễ dàng hơn trong việc đăng ký gian hàng chính hãng
-
Được trợ giá, hỗ trợ giảm giá trong các chương trình sale của sàn;
-
Chính sách hỗ trợ mua hàng tốt hơn shop thường;
-
Được ưu tiên hiển thị ở các vị trí tốt dễ dàng thu hút khách hàng hơn.
2. Thủ tục
thành lập hộ kinh doanh trên sàn thương mại điện tử
Bước1:
Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập Hộ kinh doanh, tại khoản 2 Điều 87 Nghị định
01/2021/NĐ-CP hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
-
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
-
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân của chủ hộ kinh doanh: CCCD/ Hộ chiếu,
-
Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu có);
-
Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm đăng ký hộ kinh doanh: Hợp đồng
thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; …
-
Trường hợp có sự góp vốn của các thành viên trong gia đình, bổ sung thêm các giấy
tờ sau:
+
Bản sao giấy tờ pháp lý của các thành viên trong hộ kinh doanh: CCCD/ Hộ chiếu;
+
Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;
+
Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ
hộ kinh doanh.
Bước
2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Nộp
01 bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND cấp huyện
nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước
3: Nhận kết quả đăng ký hộ kinh
doanh
Trong
vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ
tiến hành trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Nếu
hồ sơ còn thiếu sót hoặc không đáp ứng
được các tiêu chuẩn cần thiết thì sẽ nhận được thông báo bằng văn bản
trong đó có nêu rõ những lý do và hướng dẫn cụ thể về việc chỉnh sửa hoặc bổ
sung hồ sơ.
3.
Mức xử phạt hành chính khi không thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Căn
cứ vào quy định tại điểm c khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì:
“1.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau:
….
c) Không đăng ký thành lập hộ kinh
doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;”
Bên
cạnh đó, biện pháp khắc phục hậu quả cho trường hợp này là: “Buộc gửi cam
kết, thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định trong trường hợp
không gửi cam kết, thông báo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản
1 Điều này.”
4.
Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh của Luật XTVN
Tại
Luật XTVN, với đội ngũ các Luật sư, Chuyên viên giàu kinh nghiệm, sẵn sàng hỗ
trợ Quý khách hàng thực hiện trọn gói:
-
Tư vấn các vấn đề pháp lý và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký thành lập Hộ
kinh doanh cho hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử;
-
Hướng dẫn, tư vấn, soạn thảo các hồ sơ, chuẩn tài liệu cần thiết liên quan đến
thủ tục thành lập Hộ kinh doanh cho hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện
tử;
-
Đại diện Quý khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả thủ tục thành lập Hộ kinh
doanh cho hoạt động kinh doanh trên sàn thương mại điện tử tại cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền;
-
Hỗ trợ khai, nộp các loại phí, lệ phí nhà nước (nếu có);
-
Bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh khi hoàn tất thủ
tục.