Tặng
cho quyền sử dụng đất thuộc trường hợp tặng cho bất động sản được quy định tại
Điều 459 Bộ Luật Dân sự năm 2015. Việc tặng cho quyền sử dụng đất là sự thỏa
thuận của các bên, theo đó bên tặng cho chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng đất
của mình cùng diện tích thửa đất cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền
bù.
Điều 188 Luật Đất đai
năm 2013
quy định: Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng
cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất chỉ thực hiện
được khi người sử dụng đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất không có
tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và phải trong
thời hạn sử dụng đất.
Trường
hợp người nhận thừa kế là người nước ngoài hay người Việt Nam định cư ở nước
ngoài không thuộc đối tượng mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất mà tài sản
thừa kế là quyền sử dụng đất thì không được cấp giấy chứng nhận nhưng được tặng
cho quyền sử dụng đất (theo khoản 3 Điều
186 Luật Đất đai năm 2013).
Ngoài
ra, nếu người nhận thừa kế quyền sử dụng đất có điều kiện để cấp giấy chứng
nhận (chưa có giấy chứng nhận) thì
cũng có thể thực hiện thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất.
Không
giống các loại Hợp đồng khác có thể lựa chọn hình thức thực hiện, Hợp đồng tặng
cho quyền sử dụng đất “phải được lập thành văn bản”. Việc lập
thành văn bản là cơ sở pháp lý quan trọng chứng minh cho sự kiện pháp lý đã có
việc tặng cho quyền sử dụng đất.
Tuy
nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc lập thành văn bản thì Hợp đồng tặng cho quyền sử
dụng đất chưa có đủ điều kiện về hình thức. Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định về quyền
chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,
thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất thì Hợp đồng tặng cho quyền
sử dụng đất còn phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng, văn
bản tại các tổ chức hành nghề công chứng hay Ủy ban nhân dân cấp xã. Hồ sơ công
chứng Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được thực hiện theo khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014.
Ở
Việt Nam, thường tại các Văn phòng công chứng thường tiến hành luôn cả hai hoạt
động là soạn thảo Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và hoạt động công chứng
hợp đồng.
Đối
với Hợp đồng tặng cho tài sản là bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
thì hợp đồng tặng cho sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Tuy
nhiên, nếu đối tượng Hợp đồng là bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu, thì Hợp
đồng có hiệu lực tại thời điểm đăng ký (khoản
2 Điều 459 Bộ luật dân sự năm
2015).
Trường
hợp tặng cho quyền sử dụng đất, sau khi thực hiện thủ tục công chứng Hợp đồng
tặng cho quyền sử dụng đất, các bên phải tiến hành thủ tục đăng ký sang tên tại
văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai năm 2013:
”
… Đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy
chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
a) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực
hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa
kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn
bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
b) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được
phép đổi tên; …”
Khoản 6 Điều 95 Luật
Đất đai năm 2013 còn quy định thêm: trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày
thực hiện tặng cho quyền sử dụng đất, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục
đăng ký biến động đất đai.
Trường
hợp quá thời hạn 30 ngày kể từ ngày thực hiện tặng cho quyền sử
dụng đất mà người sử dụng đất không thực hiện thủ tục đăng ký biến
động đất đai tại khu vực nông thôn thì sẽ bị xử phạt theo quy định
tại khoản 2 Điều 17 Nghị định
91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:
” … 2. Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo
quy định tại các điểm a, b, h, i, k và 1 khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời
gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của
Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến
động;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời
hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật
đất đai mà không thực hiện đăng ký biến
động.”