Câu hỏi của độc giả: Tôi có câu hỏi là điều
kiện nào để kinh doanh dịch vụ Spa và thủ tục đăng ký kinh doanh Spa, không có
các hoạt động massage/ xoa bóp dưới hình thức hộ kinh doanh như thế nào? Hãy
cùng Luật XTVN tìm hiểu câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây:
1. Điều kiện để đăng ký kinh doanh dịch vụ Spa
Hiện nay, ngành nghề kinh doanh dịch vụ Spa
không được quy định cụ thể trong hệ thống những mã ngành nghề của Việt Nam. Theo
đó, dịch vụ Spa được hiểu thông thường là những dịch vụ liên quan đến chăm sóc
sắc đẹp và rất đa dạng. Do đó, Quý độc giả muốn thực hiện việc đăng ký kinh
doanh dịch vụ Spa, không có các hoạt động massage/ xoa bóp thì phải tìm hiểu
quy định pháp luật về điều kiện để hoạt động cơ sở dịch vụ thẩm mỹ.
Theo quy định về giải thích thuật ngữ cá nhân
hoạt động thương mại tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì dịch vụ Spa
chăm sóc da không thuộc các trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh. Do đó, nếu
muốn hoạt động kinh doanh dịch vụ Spa chăm sóc da thì phải thực hiện đăng ký
kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp.
Về điều kiện để kinh doanh dịch vụ Spa, căn cứ
vào khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP và
khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP thì điều kiện hoạt động cơ sở dịch vụ
thẩm mỹ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ Spa có các hoạt động massage/
xoa bóp. Tuy nhiên, đối với trường hợp này của Quý độc giả thì chỉ kinh doanh
Spa không có các hoạt động massage/xoa bóp nên sẽ tiến hành thủ tục đăng ký
kinh doanh như bình thường, không phải xin cấp Giấy chứng nhận về đủ điều kiện
về an ninh trật tự và không có yêu cầu về cơ sở sở kinh doanh theo Nghị định
nêu trên.
2. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh dịch vụ Spa, không có
các hoạt động massage
Tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ thủ tục thành lập hộ kinh
doanh dịch vụ Spa như sau:
a. Hồ sơ
Theo quy định trên thì cá nhân đăng ký
kinh doanh dịch vụ Spa theo hộ kinh doanh thì hồ sơ gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (theo Phụ lục
III-1 Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh,
thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ
gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc
thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ
kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho
một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia
đình đăng ký hộ kinh doanh.
b. Trình tự thủ tục
Bước 1:
Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
- Quý độc giả chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ nêu trên;
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài chính – kế hoạch của
UBND cấp quận/ huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và giải quyết
- Sau 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng
ký kinh doanh cấp quận/ huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận
đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh;
- Nộp lệ phí: Lệ phí thành lập hộ kinh doanh không được quy định một mức cụ
thể nào. Việc thu phí cho hoạt động kinh tế kinh doanh này phụ thuộc vào quy định
của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại nơi đăng ký hộ kinh doanh.
Lưu ý: Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cũng trong thời
hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
phải thông báo bằng văn bản cho hộ kinh doanh để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ
nếu cần.
Trên đây
là toàn bộ câu trả lời của Luật XTVN về câu hỏi của Quý độc giả, nếu có thắc mắc
hay cần tư vấn thêm về thủ tục này, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH XTVN
Địa chỉ: Tầng 8 số 33 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống
Đa, thành phố Hà Nội
Điện thoại: +84865766989
Email: luatxtvn@gmail.com