Công ty luật TNHH XTVN
Gọi Ngay
+84865766989
Chúng tôi luôn làm việc tận tâm trong mọi  Cuộc gọi ngay bây giờ
Hỏi đáp Mua bán tài khoản game online có vi phạm pháp luật không?

Mua bán tài khoản game online có vi phạm pháp luật không?

Hiện nay, hiện tượng mua bán tài khoản Game online trên mạng xã hội là vô cùng phổ biến, nhiều hội nhóm sử dụng mạng xã hội để trao đổi và mua bán các tài khoản chơi game với nhiều mức giá khác nhau. Và lừa đảo mua tài khoản game online cũng là một vấn đề phổ biến ngày nay, khi người chơi thường xuyên đối mặt với rủi ro mất thông tin cá nhân và tài khoản. Các trang web không đáng tin cậy và cửa hàng trực tuyến không rõ nguồn gốc thường là điểm nổi bật của lừa đảo, hứa hẹn nhiều ưu đãi, khuyến mãi để thu hút nhiều người mua. Vậy hành vi mua bán tài khoản game online có vi phạm pháp luật không? Hành vi lừa đảo mua tài khoản game online sẽ bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật TNHH XTVN tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây:

Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật hiện đại, các trò chơi điện tử, game online cũng ngày càng trở nên phổ biến và có nhiều người chơi tham gia, nắm bắt được tình hình đó, pháp luật hiện hành đã ban hành một số văn bản nhằm điều chỉnh vấn đề trên.

Trước hết, tài khoản game là tài khoản đăng nhập của người chơi khi chơi một trò chơi online nào đó. Và theo quy định của pháp luật hiện nay thì tài khoản game chưa được thừa nhận là tài sản. Tuy nhiên, hành vi mua bán tài khoản game online trên mạng xã hội diễn ra vô cùng phổ biến. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 24/2014/TT-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành ngày 29/12/2014 quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, cụ thể như sau:

“Điều 7. Quy định về vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng

1. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử chỉ được khởi tạo các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng nội dung, kịch bản mà doanh nghiệp đã báo cáo trong hồ sơ được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử và trong báo cáo định kỳ của doanh nghiệp.

2. Người chơi được dùng điểm thưởng hoặc đơn vị ảo có trong tài khoản trò chơi điện tử của mình để đổi lấy vật phẩm ảo do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử khởi tạo.

3. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có nghĩa vụ quản lý vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng quy tắc trò chơi đã công bố và phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi đã được phê duyệt.

4. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và theo đúng mục đích mà doanh nghiệp đã báo cáo. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử.

5. Không mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau.”

Như vậy, theo như quy định của pháp luật hiện nay, nghiêm cấm hành vi quy đổi vật phẩm ảo, điểm thưởng thành tiền, tài sản giao dịch bên ngoài phạm vi của trò chơi điện tử.

Nếu có hành vi quy đổi vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng được thành tiền hoặc thẻ thanh toán hoặc phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử dưới bất kỳ hình thức nào. Thì chủ thể vi phạm bị xử phạt hành chính bị phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, căn cứ điểm a khoản 6 Điều 104 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử: “Quy đổi vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng được thành tiền hoặc thẻ thanh toán hoặc phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử dưới bất kỳ hình thức nào”. Mức phạt này được áp dụng đối với tổ chức, trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt bằng ½ , căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Căn cứ theo khoản 5 Điều 7 của Thông tư 24/2014/TT-BTTTT có quy định cấm hành vi mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau. Theo đó, hành vi mua bán tài khoản game có thể bị xử phạt theo điểm b khoản 3 Điều 106 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử quy định với mức phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Mức phạt này áp dụng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức mức phạt sẽ là gấp đôi theo như căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Từ quy định trên có thể thấy, pháp luật hiện hành không cho phép việc những người chơi tiến hành các hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong quá trình tham gia trò chơi với nhau. Như vậy, việc những người chơi tiến hành các hoạt động kinh doanh, thu mua các vật phẩm để bán lại cho những người chơi khác có nhu cầu trong quá trình tham gia trò chơi là không phù hợp với quy định của pháp luật. Hình thức phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1

Trên đây là những trao đổi của Luật XTVN về các quy định liên quan đến việc Mua bán tài khoản game online có vi phạm pháp luật không?” theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, đảm bảo đúng quy định pháp luật.



Công ty luật TNHH XTVN
Hotline: 0865766989
Công ty luật TNHH XTVN Chat FB với chúng tôi
Công ty luật TNHH XTVN