Công
nghệ ngày càng tiên tiến, nền y học ngày càng phát triển vì vậy đây cũng chính
là động lực giúp nhiều người “dám” theo đuổi chính con người thật của mình. Tuy
nhiên, pháp luật Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế liên quan đến người chuyển giới.
Vậy, một người sau khi chuyển giới có được đổi tên hay không? Trong bài viết dưới
đây XTLaw sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.
Sau khi chuyển giới có được đổi tên
không?
Căn
cứ theo điểm e khoản 1 Điều 28 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi
tên như sau:
“1. Cá nhân có quyền yêu
cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp
sau đây:
e) Thay đổi tên của người đã xác định
lại giới tính, ngời đã chuyển đổi giới tính”.
Đồng
thời, tại Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về chuyển đổi giới tính như
sau:
“Việc chuyển đổi giới tính được thực
hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ
đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân
thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và
luật khác có liên quan”.
Theo
quy định nêu trên, sau khi thực hiện chuyển đổi giới tính cá nhân phải có nghĩa
vụ thực hiện các thủ tục cập nhật lại thông tin về giới tính, họ tên trên sổ hộ
tịch. Như vậy, sau khi chuyển đổi giới tính, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan
có thẩm quyền thực hiện và công nhận việc thay đổi tên của mình.
Việc
pháp luật quy định về quyền được công nhận lại giới tính sau khi thực hiện phẫu
thuật chuyển đổi giới tính trong Bộ luật dân sự 2015 đã đánh dấu một bước tiến
vô cùng quan trọng. Điều này phần nào đã thể hiện rõ tầm quan trọng của việc bảo
vệ và tôn trọng quyền con người của người chuyển giới. Giúp họ được sống tự do
theo đúng bản dạng giới của mình, không chỉ vậy những điều luật rõ ràng còn
giúp những người chuyển giới vượt qua thách thức mà họ phải đối mặt trong cuộc
sống thường nhật.
Thủ tục thay đổi tên như thế nào?
Để
thay đổi tên cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Bạn chuẩn bị Tờ khai
thay đổi, cải chính hộ tịch theo mẫu có sẵn tại Công văn 1288/HTQTC-HT ngày
15/9/2016 về việc điều chỉnh một số biểu mẫu hộ tịch ban hành kèm theo Thông tư
số 15/2015/TT-BTP.
– Giấy tờ có liên quan
như: Giấy khai sinh; Giấy tờ chứng minh
đã chuyển đổi giới tính; Giấy tờ tuỳ thân khác.
Bước 2: Nộp hồ sơ (Căn cứ theo Điều 27 và Điều 46 Luật Hộ tịch năm
2014.)
Người có nhu cầu đăng ký
thay đổi tên nộp sơ đã chuẩn bị tại UBND cấp xã (đối với người chưa đủ 14 tuổi)
hoặc UBND cấp huyện (đối với người từ đủ 14 tuổi trở).
Bước 3: Nhận kết quả
– Trong thời hạn 03 ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch
là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên
quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng
ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trên
đây là nội dung tư vấn của chúng tôi liên quan đến vấn đề “Người chuyển giới có được đổi
tên hay không”. Mong rằng thông qua bài viết Quý độc giả sẽ có thêm
thông tin liên quan đến nội dung này để có thể dễ dàng thực hiện được các bước
thủ tục thay đổi tên sau khi chuyển đổi giới tính.