Trả lời nội dung này, Luật sư Trần Thế Anh - Công ty Luật
TNHH XTVN cho biết, căn cứ quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao
động 2015 quy định:
“8. Tai
nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ
thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn
liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.”
Và tại khoản 1 Điều 40 Luật An toàn,
vệ sinh lao động 2015 có quy định các trường hợp người lao động không được
hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động như sau:
“1. Người lao động không được hưởng
chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này
nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân
với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm
vụ lao động;
b) Do người lao động cố ý tự hủy
hoại sức khỏe của bản thân;
c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy
định của pháp luật.”
Như vậy, trường hợp đánh nhau gây thương tích của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động thì không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả, do không được xem là tai nạn lao động.