Công ty luật TNHH XTVN
Gọi Ngay
+84865766989
Chúng tôi luôn làm việc tận tâm trong mọi  Cuộc gọi ngay bây giờ
Hỏi đáp Người nước ngoài nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam cần thực hiện thủ tục gì?

Để người nước ngoài nhận con nuôi tại Việt Nam, không chỉ cần đáp ứng đầy đủ điều kiện được quy định tại Luật Nuôi con nuôi 2010 mà còn phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà cơ quan nhà nước đặt ra. Vậy trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi sẽ được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây XTLaw sẽ giải đáp ngay cho Quý bạn đọc câu hỏi này.

Trình tự, thủ tục người nước ngoài nhận nuôi con nuôi tại Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và tiến hành nộp tại cơ quan có thẩm quyền

Hồ sơ nhận con nuôi cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

-     Đơn xin nhận con nuôi;

-     Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

-     Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

-     Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

-     Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

-     Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

-     Phiếu lý lịch tư pháp;

-     Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tiến hành nộp tại Cục con nuôi

Bước 2: Kiểm tra, xác minh hồ sơ

Trong thời hạn 15 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ của người nhận con nuôi, Cục con nuôi sẽ thực hiện kiểm tra, thẩm định hồ sơ để xác định những vấn đề sau:

Người nhận con nuôi đáp ứng đủ các điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam quy định hay chưa.

Hồ sơ của người nhận con nuôi được chấp thuận nếu đáp ứng được các yêu cầu theo quy định; trường hợp không chấp thuận, Cục con nuôi sẽ trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản với bên có mong muốn nhận con nuôi.

Bước 3: Cục con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp để giới thiệu trẻ em làm con nuôi.

Cục Con nuôi sẽ chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoài cho Sở Tư pháp. Việc chuyển hồ sơ phải căn cứ số lượng trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài và số lượng hồ sơ của người nhận con nuôi đã được chấp thuận.

Sau khi kết thúc thời hạn thông báo tìm gia đình thay thế cho trẻ em mồ côi theo quy định của pháp luật, nếu trẻ em không được người trong nước nhận làm con nuôi thì Bộ Tư pháp sẽ chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi trẻ em được giới thiệu làm con nuôi thường trú để xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi theo trình tự quy định.

Bước 4: Sở Tư pháp xem xét giới thiệu trẻ em làm con nuôi

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Cục con nuôi chuyển đến, Sở Tư pháp xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi.

Lưu ý: Trường hợp nhận con nuôi đích danh theo quy định thì không cần thực hiện thủ tục giới thiệu trẻ em làm con nuôi.

Bước 5: Quyết định cho trẻ mồ côi đủ điều kiện được làm con nuôi nước ngoài

UBND cấp tỉnh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp gửi đến thì  phải có thông báo trả lời cho Sở Tư pháp nắm được người nước ngoài có đủ điều kiện để làm thủ tục nhận nuôi con nuôi hay không. Trong trường hợp không đồng ý thì cần trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 6: Bộ Tư pháp đánh giá và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận nuôi con nuôi đang thường trú.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giới thiệu trẻ em làm con nuôi, Bộ Tư pháp kiểm tra việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi, nếu hợp lệ thì lập bản đánh giá việc trẻ em Việt Nam đủ điều kiện được làm con nuôi nước ngoài và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi đang thường trú.

Bước 7: Bộ Tư pháp thông báo về sự đồng ý của người nhận nuôi cho Sở Tư Pháp

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước có người nhận nuôi con nuôi thông báo về sự đồng ý của người nhận nuôi con nuôi đối với trẻ em được giới thiệu, xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Bộ Tư pháp thông báo cho Sở Tư pháp.

Bước 8: Quyết định cho trẻ em được nhận làm con nuôi nước ngoài

Sau khi nhận được thông báo của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Bước 9: Người nhận nuôi đến Việt Nam để trực tiếp nhận trẻ mồ côi làm con nuôi

Sở Tư pháp thông báo cho người nhận nuôi con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi. Trong thời hạn 60 ngày, người nhận nuôi con nuôi phải có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi; trường hợp vợ chồng xin nhận con nuôi mà một trong hai người vì lý do khách quan không thể có mặt tại lễ giao nhận con nuôi thì phải có ủy quyền cho người kia; có thể gia hạn nhưng không quá 90 ngày. Hết thời gian nêu trên, nếu bên nhận nuôi con nuôi không đến nhận con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hủy quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Bước 10: Giao nhận con nuôi

Việc giao nhận con nuôi phải được lập thành biên bản, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên và của đại diện Sở Tư pháp.

Sau đó, Bộ Tư pháp gửi quyết định này đến Bộ Ngoại giao để thông báo cho Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài về việc trẻ em được nhận làm con nuôi để thực hiện biện pháp bảo hộ trong trường hợp cần thiết.

Mong rằng với thông tin mà XTLaw cung cấp sẽ giúp ích được cho quý bạn đọc. Mọi thông tin tư vấn Quý khách có thể liên hệ theo SĐT: 086.576.6989 để nhận được tư vấn miễn phí từ chúng tôi.



Công ty luật TNHH XTVN
Hotline: 0865766989
Công ty luật TNHH XTVN Chat FB với chúng tôi
Công ty luật TNHH XTVN