Sổ đỏ
là thuật ngữ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không
quy định về Sổ đỏ.
Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các
loại giấy chứng nhận như:
§ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
§ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử
dụng đất ở;
§ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,
§ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây
dựng.
Ngày 19/10/2009 Chính phủ ban hành Nghị định
88/2009/NĐ-CP, theo đó, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
mẫu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên phạm vi cả nước với tên gọi Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Vậy sổ đỏ bị rách, nhòe, nát chủ sử dụng có
sang tên, chuyển nhượng được không? Hãy cùng Luật sư Trần Thế Anh – Phó Giám
đốc Công ty Luật TNHH XTVN tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Sổ đỏ bị rách có mua
bán sang tên đất đai được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai
2013, Điều 118 Luật Nhà ở 2014, điều kiện để mua bán, chuyển nhượng nhà ở, đất
ở gồm:
§ Đất, nhà đã được cấp giấy chứng nhận/sổ đỏ;
§ Không thuộc trường hợp có tranh chấp, khiếu
nại, khiếu kiện về quyền sử dụng, quyền sở hữu;
§ Trong thời hạn sử dụng đất, sở hữu nhà;
§ Nhà ở không thuộc trường hợp phải tháo dỡ,
giải tỏa theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
§ Nhà ở, đất ở không thuộc trường hợp bị kê biên
để đảm bảo thi hành án;
Có
thể thấy, pháp luật không quy định về điều kiện nếu sổ đỏ rách thì có được phép
chuyển nhượng hay không. Thay vào đó, pháp luật quy định thửa đất, nhà ở trên đất
buộc phải có sổ đỏ để chứng minh quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp của người sử dụng
đất, người sở hữu nhà.
Trên
thực tế, nếu sổ đỏ bị rách cũng có nghĩa là hình thức của sổ đỏ không còn
nguyên vẹn như khi được cấp. Nói cách khác, các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền có quyền nghi ngờ về tính hợp pháp của sổ đỏ này.
Mặt
khác, sổ đỏ đã bị rách hoàn toàn có thể được cấp đổi để đảm bảo các giao dịch về
quyền sử dụng đất căn cứ theo quy định tại Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Vì vậy, Pháp luật không cấm sổ đỏ bị rách được tham gia giao dịch
trên thị trường bất động sản. Tuy nhiên, pháp luật có quy định người sử dụng đất
được quyền đề nghị Nhà nước cấp quyển sổ đỏ khác cho mình khi sổ đỏ bị rách. Và
thực tế, khi sổ đỏ bị rách thì có thể phát sinh trường hợp thông tin không còn
nguyên vẹn. Do đó, chủ sử dụng đất không thể thực hiện giao dịch mua bán, chuyển
nhượng như thông thường được
Trường hợp sổ hồng bị rách
hoặc hư hỏng thì người dân có quyền yêu cầu cấp đổi để có sổ mới.
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 76
Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi sổ đỏ, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy
chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng
thì người dân có quyền cấp đổi để có sổ đỏ mới.
Việc cấp đổi giấy chứng nhận được thực
hiện theo trình tự tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 76 Nghị định
43/2014/NĐ-CP gồm các bước:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ cấp đổi giấy
chứng nhận
Hồ sơ cấp đổi sổ đỏ bị rách theo Điều 10
Thông tư 24/2014/TT-BTNMT gồm:
·
Đơn
đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận theo mẫu 10/ĐK được điền đầy đủ thông tin;
·
Giấy
chứng nhận/sổ đỏ bị rách đã được cấp;
·
Ngoài
ra, người sử dụng đất cũng cần chuẩn bị thêm giấy tờ chứng minh nơi ở hợp pháp,
giấy tờ chứng minh nhân thân của mình;
·
Giấy
tờ ủy quyền (nếu người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở không tự mình thực
hiện);
Nơi tiếp nhận hồ sơ: Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi có đất hoặc văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất hoặc chi nhánh văn
phòng đăng ký đất đai nơi có đất
Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai nơi có
đất thực hiện các công việc chuyên môn
Bước 3: Nhận kết quả
Người sử dụng đất, người yêu cầu cấp đổi sổ đỏ nhận kết quả là
giấy chứng nhận/sổ đỏ đã được cấp đổi thành sổ mới sau khi đã hoàn thành nghĩa
vụ tài chính (nếu có).
Nghĩa vụ tài chính trong trường hợp này là lệ phí cấp đổi giấy
chứng nhận do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi có đất quy định. Thông thường, mức
phí này là không quá 100.000 đồng/1 trường hợp, áp dụng đối với người sử dụng
đất là cá nhân, hộ gia đình.
Như vậy, việc cấp đổi giấy chứng nhận trong trường hợp sổ đỏ bị
rách được thực hiện theo trình tự các bước như trên.