Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà
thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn,
mua sắm hàng hoá, xây lắp; lựa chọn nhà thầu đầu tư để ký kết và thực hiện hợp
đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, công
bằng, minh bạch và đạt được hiệu quả kinh tế cao. Vậy đồng tiền trong đấu thầu
được quy định như thế nào? Cùng XTVN tìm hiểu trong bài viết sau đây.
1. Tại sao chào thầu
ở Việt Nam chỉ được sử dụng tiền Việt:
Theo pháp luật đấu thầu Việt Nam, đối
với đấu thầu trong nước, nhà thầu, nhà đầu tư chỉ được chào bán bằng đồng tiền
Việt Nam. Điều này được quy định cụ thể trong Điều 22 Pháp lệnh số
06/2013/UNTVQH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005
như sau:
“Trên lãnh thổ Việt
Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo cáo, định giá, ghi giá
trong hợp đồng, thoả thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người
không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”
Ngoài ra, Luật Đấu thầu cũng quy định
về vấn đề này tại Khoản 1 Điều 13:
”1. Đối với đấu thầu
trong nước, nhà đầu tư chỉ được chào thầu bằng Đồng Việt Nam”
Việc hạn chế sử dụng ngoại tệ trong
hoạt động đấu thầu có thể giảm được những rủi ro tiềm ấn và góp phần xây dựng nền
kinh tế phát triển bền vững, cụ thể như sau;
Thứ nhất, giúp giảm thiểu rủi ro
liên quan đến biến động tỷ giá, ngăn chặn vấn đề phát sinh từ biến động thị trường
ngoại tệ. Bằng cách hạn chế sự phức tạp và cắt giảm được các chi phí liên quan
đến tỷ giá hối đoái, các bên liên quan có thể đầu tư vào các hoạt động quan trọng
hơn như đánh giá chất lượng, giá cả và các yếu tố kỹ thuật khác; điều này giúp
cho quá trình đấu thầu được nâng cao chất lượng và tiết kiệm thời gian. Ngoài
ra, việc không sử dụng đồng tiền ngoại tệ còn giúp ngăn chặn những hành vi thao
túng giá thông qua biến động tỷ giá hối đoái, góp phần tăng cường sự công bằng
và minh bạch, đồng thời nâng cao niềm tin của công chúng đối với quy trình đấu
thầu và các kết quả đạt được từ đó.
Thứ hai, việc chỉ cho phép sử dụng nội tệ góp
phần thúc đẩy nền kinh tế nội địa, đảm bảo nguồn vốn lành mạnh và ổn định. Việc
sử dụng Đồng Việt Nam có ý nghĩa to lớn đối với việc hỗ trợ doanh nghiệp trong
nước; khi chỉ chấp nhận đồng tiền nội địa, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được đặc
quyền tham gia vào các giao dịch đấu thầu một cách trung thực và công bằng. Đây
là một đòn bẩy tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của các doanh nghiệp
nội địa, đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận các dự án
quan trọng của đất nước, từ đó xây dựng, thúc đẩy nền tảng hệ thống kinh tế chủ
động và cạnh tranh.
Vậy, việc sử dụng Đồng Việt Nam
không chỉ là một chế tài hành chính mà còn là một chiến lược cơ bản, tất yếu
trong việc xây dựng nền tảng hệ thống đấu thầu công bằng và minh bạch tại Việt
Nam. Từ đó, có thể thấy được cam kết của nhà nước trong việc đảm bảo lợi ích
kinh tế quốc gia và thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Các trường hợp
ngoại tệ:
Nhằm đảm bảo tính linh hoạt và tính
tương thích đối với các điều kiện của từng dự án hoặc hợp đồng, việc sự dụng
ngoại tệ để chào thầu trong nước thường được xem là ngoại lệ và chỉ được áp dụng
trong một số trường hợp nhất định.
Điều này quy định tại điểm a, b, d
khoản 2 Điều 13 Luật đấu thầu 2023, cụ thể như sau: đối với đấu thầu quốc tế, hồ
sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định về đồng tiền dự thầu, tuy nhiên không
quá 03 loại tiền tệ, và khi đánh giá hồ sơ dự thầu phải quy đổi về 01 loại tiền
tệ; trường hợp trong số các đồng tiền được quy định trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ
đề xuất có Đồng Việt Nam thì phải quy đổi về Đồng Việt Nam; đối với chi phí ở
nước ngoài liên quan đến việc thực hiện gói thầu, dự án, dự án đầu tư kinh
doanh, nhà thầu, nhà đầu tư được chào thầu bằng đồng tiền nước ngoài hoặc đồng
tiền Việt Nam.
Từ trên có thể thấy, việc sử dụng
ngoại tệ trong đấu đầu là một giải pháp chỉ được áp dụng trong những trường hợp
đặc biệt được pháp luật đấu thầu quy định, nhằm tối ưu hoá lợi ích kinh tế và
quản lý của các bên tham gia, đồng thời điều kiện bắt buộc là phải tuân thủ các
quy định pháp luật để đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong hoạt động đấu
thầu của Việt Nam.
Trên đây là câu trả lời của XTVN về
vấn đề tại sao chào thầu ở Việt Nam chỉ được sử dụng đồng tiền Việt Nam; nếu có
câu hỏi, quý độc giả hãy bình luận bên dưới bài viết để XTVN đưa ra câu trả lời
sớm nhất!