Việc đăng ký giám hộ giúp bảo vệ quyền lợi của người chưa đủ năng lực hành vi dân sự, như trẻ em không có cha mẹ hoặc người mất năng lực hành vi. Vậy thủ tục đăng ký giám hộ được thực hiện thế nào? Cần chuẩn bị gì? Hãy cùng Công ty Luật TNHH XTVN tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Căn cứ theo Mục 13 Phần B
Quyết định 1079/QĐ-BTP năm 2024 hướng dẫn cách thức thực hiện đăng ký giám hộ
như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu (nếu
người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp);
- Biểu mẫu điện tử tương tác đăng ký
giám hộ (theo hướng dẫn trên Cổng dịch vụ công, nếu nộp hồ sơ trực tuyến);
- Người có yêu cầu đăng ký giám hộ thực
hiện việc nộp/xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình
thức trực tuyến) các giấy tờ sau:
* Giấy tờ phải nộp:
+ Văn bản cử người giám hộ theo quy định;
+ Giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên (ví dụ: giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy
đăng ký kết hôn,….). Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám
hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ
đương nhiên;
+ Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc
đăng ký giám hộ. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ,
chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải
chứng thực (nếu có).
* Giấy tờ phải xuất trình:
+ Hộ chiếu/CCCD/CMND hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông
tin cá nhân, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu
cầu đăng ký giám hộ. Trường hợp các thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư,… được hệ thống điền tự động thì không phải tải lên (theo hình
thức trực tuyến);
+
Giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú trong trường hợp cơ quan đăng
ký hộ tịch không thể khai thác được thông tin theo các phương thức quy định tại
khoản 2 Điều 14 Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 của Chính phủ.
Trường hợp các thông tin về giấy tờ chứng minh nơi cư trú đã được khai thác từ
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì không phải xuất trình (theo hình thức trực
tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến);
+ Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi
kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người
có yêu cầu đăng ký giám hộ trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực
hiện nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa của UBND cấp xã (nơi cư trú của
người được giám hộ hoặc người giám hộ) hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu
chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia
(https://dichvucong.gov.vn) hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh (https://dichvucong.---.gov.vn).
Bước 3: Giải
quyết hồ sơ
(i) Trường
hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, có Phiếu hẹn, trả kết quả cho
người có yêu cầu hoặc gửi ngay Phiếu hẹn, trả kết quả qua thư điện tử hoặc gửi
tin nhắn hẹn trả kết quả qua điện thoại di động cho người có yêu cầu (nếu chọn
hình thức nộp hồ sơ trực tuyến), đồng thời chuyển hồ sơ để công chức làm công
tác hộ tịch xử lý.
(ii) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì có thông bổ sung, hoàn
thiện hồ sơ, nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung. Sau khi hồ sơ được bổ
sung, thực hiện lại bước (i);
(iii)
Trường hợp người có yêu cầu đăng ký giám hộ không bổ sung, hoàn thiện được hồ
sơ thì báo cáo Trưởng bộ phận một cửa có thông báo từ chối giải quyết.
Bước 4: Nhận kết quả
Trong thời hạn
03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, nếu thấy đủ điều kiện thì công chức
tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ
đăng ký giám hộ, cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã cấp Trích lục đăng ký giám hộ cho người yêu cầu.
Trên đây là toàn bộ nội dung về trình
tự, thủ tục đăng ký giám hộ theo quy định. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng
liên hệ trực tiếp với Công ty TNHH XTVN, địa chỉ: Tầng 8, số 33 Thái Hà, phường
Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội hoặc liên hệ qua Website:
https://xtlaw.com.vn.