Hiện nay tình trạng ly hôn đơn phương không còn xa lạ trong
đời sống xã hội. Khi một bên vợ hoặc chồng cảm thấy trong hôn nhân không còn hạnh
phúc, không cùng tiếng nói chung thì ly hôn là điều tất yếu xảy ra. Tuy nhiên
khác với đồng thuận, đơn phương ly hôn xuất phát từ yêu cầu của một phía, vì vậy
trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn sẽ gặp nhiều khó khăn. Nắm được những
khó khăn, vướng mắc đó XTLaw đưa ra bài viết sau với mong muốn khách hàng sẽ hiểu
được thế nào là đơn phương ly hôn, trình tự, thủ tục giải quyết, giúp khách
hàng thực hiện thủ tục nhanh gọn và dễ dàng hơn. Cụ thể:
Thế
nào là đơn phương ly hôn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân
và gia đình 2014 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
“Khi
vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải
quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc
vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào
tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân
không đạt được.”
Như vậy, ly hôn đơn phương chính là yêu cầu ly hôn của
một bên vợ hoặc chồng, để có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương,
Quý khách cần cung cấp những chứng cứ chứng minh cuộc sống hôn nhân giữa hai vợ
chồng không còn hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được, đời sống chung
không thể kéo dài. Ví dụ như, những căn cứ chứng minh một bên ngoại tình, không
chung thủy, hay bị bạo hành, đã ly thân …
Ly hôn đơn phương được giải quyết tại đâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015, người có
yêu cầu ly hôn đơn phương sẽ nộp đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Đồng
thời tại khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 cũng có quy định những tranh chấp về hôn
nhân và gia đình sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
Lưu
ý:
Đối với những vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài như: Một bên vợ, chồng là người
nước ngoài hoặc có tài sản ở nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa
án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điều 37 BLTTDS 2015.
Khi
ly hôn đơn phương cần chuyển bị những giấy tờ gì?
Khi tiến hành ly hôn đơn phương, người yêu cầu cần phải
chuẩn bị những giấy tờ sau:
·
Đơn xin ly hôn đơn phương;
·
Đăng ký kết hôn (bản chính);
·
Căn cứ chứng minh ly hôn đơn phương (nếu
có);
·
Căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân
của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
·
Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng
thực – nếu có);
·
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với phần
tài sản chung của vợ và chồng (nếu có yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly
hôn);
·
Giấy tờ chứng minh nợ chung của vợ và chồng
trong thời kỳ hôn nhân (nếu có);
Các
bước tiến hành thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất
XTLaw với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp dày dặn kinh
nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Để thực hiện việc ly hôn đơn phương
một cách nhanh chóng hiệu quả, đỡ tốn kém chi phí nhất bạn có thể liên hệ ngay
tới số điện thoại 086.5766.989 để nhận
được tư vấn pháp lý từ các chuyên gia của chúng tôi
Căn cứ theo quy định tại BLTTDS 2015 và Luật hôn nhân
và gia đình 2014 trình tự thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn gồm các bước như
sau:
Bước
1:
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như đã nêu ở phần trên, dựa vào tính chất
vụ án ly hôn khách hàng sẽ tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền để nộp hồ sơ.
Bước
2:
Tòa án có Thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ khởi kiện, xét thấy vụ án thuộc thẩm
quyền giải quyết thẩm phán sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người khởi
kiện.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo
của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người nộp đơn khởi kiện phải đến Cục
thi hành án dân sự để nộp tiền sau đó đến Tòa án nộp biên lai thu tiền tạm ứng
án phí.
Bước
3:
Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai tạm ứng án
phí. Trong thời hạn 03 ngày (chỉ tính
ngày làm việc) kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản
cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, người quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
đến việc giải quyết vụ án ly hôn đơn phương và cho VKS cùng cấp về việc Tòa án
đã thụ lý vụ việc.
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh
án ra quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án ly hôn đơn phương.
Bước
4:
Tiến hành thủ tục hòa giải tại Tòa án trước khi đưa vụ án ra xét xử trừ những trường
hợp được quy định tại Điều 206, 207 BLTTDS 2015.
Trong trường hợp
hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành, sau 07 ngày nếu các đương sự
không thay đổi ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và ngay
lập tức có hiệu lực và không được kháng cáo, kháng nghị.
Trong trường hợp
hòa giải không thành: Tòa án cũng sẽ lập thành biên bản hòa giải không thành
sau đó sẽ ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Bước
5:
Sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử bị đơn và nguyên đơn sẽ được Tòa án gửi
giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.
Bước
6:
Tại phiên tòa xét xử, Hội đồng xét xử sẽ xem xét yêu cầu ly hôn, đối chiếu các
quy định pháp luật và tình trạng hôn nhân thực tế của vợ, chồng để xem xét giải
quyết các vấn đề ly hôn, con chung, tài sản chung, nợ chung của theo yêu cầu của
các bên và quy định của pháp luật.
XTLaw
đem đến phương án, giải pháp, tối ưu bảo vệ quyền lời hợp pháp cho Quý khách
hàng đồng thời cung cấp những dịch vụ liên quan đến nhôn nhân và gia đình như
sau:
+
Thủ tục đơn phương ly hôn nhanh
+
Thủ tục thuận tình ly hôn
+
Ly hôn có yếu tố nước ngoài
+
Ly hôn khi một bên vắng mặt tại địa phương
+
Tư vấn ly hôn có yếu tố đồng thuận
+
Tư vấn online miễn phí
+
Giải quyết tranh chấp nuôi con, cấp dưỡng khi ly hôn
+
Giải quyết tranh chấp tài sản chung khi ly hôn
+
Hỗ trợ thực hiện yêu cầu chia nợ chung khi ly hôn
+
Hỗ trợ thực hiện thủ tục thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân
+
Tất cả các dịch vụ liên quan đến ly hôn, phân chia tài sản chung, nợ chung khi
ly hôn.