Thời
gian gần đây, trên internet và các trang mạng xã hội đang lan truyền thông tin
về việc chuyển khoản nhầm được yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản người nhận.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Công ty Luật TNHH XTVN, căn cứ theo các quy định
của pháp luật thì thông tin này là chưa chính xác.
Cụ thể, xuất
phát từ quy định mới ban hành của Chính phủ tại Điều 11 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không
dùng tiền mặt có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Theo đó, tài khoản thanh toán của
khách hàng bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán trong
các trường hợp sau:
“Điều 11. Phong tỏa tài
khoản thanh toán
1. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc
toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau:
a) Theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán
và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc theo yêu cầu của chủ tài khoản;
b) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan
có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện
có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng
hoặc thực hiện theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của bên chuyển
tiền sau khi ghi Có vào tài khoản thanh toán của khách hàng. Số tiền bị phong
tỏa trên tài khoản thanh toán không được vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
d) Khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài
khoản thanh toán chung trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.Nhiều
trang mạng cũng như người đọc đang hiểu nhầm về trường hợp phong tỏa tài khoản
thứ ba - thực hiện theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của bên
chuyển tiền sau khi ghi Có vào tài khoản thanh toán của khách hàng.”
Theo quy định
trên, việc phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân
hàng chỉ được thực hiện khi
ngân hàng chuyển tiền có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của bên chuyển
tiền. Có nghĩa là ngân hàng chuyển sai thông tin so với lệnh thanh
toán của khách hàng, lỗi hoàn toàn từ phía ngân hàng chuyển tiền thực hiện thì
mới có thể yêu cầu phong tỏa tài khoản.
Đồng nghĩa với việc là bên yêu cầu hoàn trả lại tiền chuyển
nhầm là phía ngân hàng chứ không phải là người chuyển tiền.
Như vậy, thông tin như một số trang mạng đưa tin là kể từ
ngày 01/7/2024, khi chuyển nhầm sang tài khoản người khác có thể yêu cầu ngân
hàng phong tỏa tài khoản bên nhận là hoàn toàn không chính xác. Người dân chuyển nhầm tiền thì không có quyền yêu cầu ngân
hàng thanh toán phong tỏa tài khoản người nhận.