Việc tống đạt thông báo trong thi
hành án dân sự là hành vi pháp lý quan trọng nhằm bảo đảm thông tin về việc thi
hành án được chuyển đến người nhận theo trình tự, thủ tục luật định. Điều này không
chỉ đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên mà còn là cơ sở để áp dụng các biện
pháp cưỡng chế, giải quyết khiếu nại hoặc tố cáo liên quan đến quá trình thi
hành án.
Ngày 15/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị
định số 152/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 62/2015/NĐ-CP nhằm hướng
dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự (THADS) năm 2008, sửa đổi bởi Nghị định số
33/2020/NĐ-CP. Theo đó, các quy định mới đã tạo điều kiện triển khai việc tống
đạt thông báo thi hành án dân sự qua ứng dụng định danh điện tử VNeID từ
ngày 01/01/2025.
1. Tống đạt văn bản thi hành án dân sự
Trước hết cần hiểu rõ Tống đạt văn bản
thi hành án dân sự là gì? Được hiểu là thông báo về thi hành án dân sự (THADS)
là việc người có thẩm quyền thực hiện việc chuyển tải giấy tờ chứa đựng thông
tin về thi hành án cho người được thông báo theo trình tự, thủ tục nhất định,
nhằm đảm bảo cho việc thi hành án đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp
pháp của các đương sự tham gia trong vào việc thi hành án.
Do đó, việc thông báo trong THADS có
ý nghĩa hết sức quan trọng, không những giúp đảm bảo tính khách quan, minh bạch
trong hoạt động thi hành án dân sự mà còn là cơ sở để áp dụng các biện pháp cưỡng
chế thi hành án, giải quyết khiếu nại, tố cáo…
Để hiểu rõ hơn, các bạn cần nắm rõ
được các vấn đề liên quan đến nội dung các văn bản cần tống đạt, những loại
thông báo THADS cần tống đạt, quá trình thực hiện, hình thức thông báo, cụ thể
như sau:
a. Nội dung cần nắm trước khi
thực hiện thông báo và nhận thông báo.
Tại khoản 1 Điều 39 Luật THADS quy định
các văn bản thuộc diện cần phải thông báo bao gồm: + Quyết định về thi hành án
+
Giấy báo, giấy triệu tập
+
Văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án
Xác định đối tượng được thông báo: thông
qua Bản án, Quyết định của Tòa án, Quyết định thi hành án như người được thi
hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Như
vậy đối tượng được thông báo phụ thuộc vào nội dung của từng văn bản thông báo.
b. Thời hạn thực hiện thông
báo.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật
THADS đã có quy định tống đạt văn bản cho người phải THADS trong thời gian 03
ngày làm việc kể từ ngày phát hành văn bản.
Ngoài ra Luật THADS cũng quy định
trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, tránh việc thi
hành án không cần thiết phải thực hiện thông báo trong 03 ngày làm việc, mà phải
thực hiện ngay việc thông báo hoặc tùy tính chất của vụ việc mà áp dụng cho phù
hợp.
c. Hình thức thông báo
Các hình thức tống đạt
thông báo được quy định tại Khoản 3 Điều 39 Luật THADS bao gồm:
+ Thông báo trực tiếp
-
Bằng
cách giao trực tiếp cho người được nhận thông báo và yêu cầu người đó ký nhận
hoặc điểm chỉ.
-
Nếu người
nhận thông báo từ chối không nhận thì lập biên bản về việc từ chối nhận hoặc
không nhận nhưng phải có người làm chứng (Khoản 4 Điều 12 nghị định số
62-2015-NĐ-CP).
-
Người được
thông báo vắng mặt tại nơi cư trú sẽ giao văn bản cho người thân cùng nơi cư
trú (Khoản 2 Điều 40 Luật THADS và Điều 40 Bộ Luật Dân sự).
-
Các trường
hợp khác bao gồm: Chuyển đến địa chỉ mới; yêu cầu nhận qua điện tín, fax, email
hoặc hình thức khác; do đường sá xa xôi, giao thông không thuận tiện,…
+
Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
-
Khi pháp
luật có quy định: là thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản theo Điều 28
Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 và trường hợp “đình chỉ thi hành án
do người được thi hành án chết mà không có người thừa kế thì phải xác
minh... Kết quả xác minh thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại
chúng ở trung ương...” theo khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số
11/2016/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 01/8/2016.
-
Khi
đương sự có yêu cầu: trường hợp này chỉ thực hiện khi đương sự có yêu cầu và chỉ
khi có yêu cầu thì cơ quan THADS mới thực hiện, tuyệt đối không chủ động thực
hiện khi pháp luật không quy định và khi đương sự không yêu cầu (nếu chủ động
thực hiện thì sẽ không thanh toán chi phí thông báo được, vì khoản chi phí này
không thuộc quy định mà người phải THA, người được THA và ngân sách NN phải chịu
tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 73 Luật THADS)
2. Tích hợp tống đạt thông báo THADS trên ứng dụng
VneID
Hình thức tống đạt văn bản thông báo
thi hành án dân sự (THADS) theo cách truyền thống, thông qua việc giao trực tiếp,
hiện đang gặp phải nhiều khó khăn. Điển hình là các trường hợp người nhận thông
báo từ chối tiếp nhận hoặc không có mặt tại địa điểm được yêu cầu, buộc chấp
hành viên, công chức thi hành án hoặc bưu tá phải thực hiện nhiều lần giao văn
bản. Điều này gây lãng phí về thời gian, công sức và chi phí của cơ quan thực
hiện thông báo.
Việc áp dụng tính năng tống đạt
thông báo THADS trên ứng dụng VNeID đã phần nào khắc phục những hạn chế này,
giúp tối ưu hóa thời gian và nhân sự thực hiện. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 12
Nghị định 62/2015/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 152/2024/NĐ-CP), kể từ ngày
01/01/2025, thông báo thi hành án dân sự lần đầu tiên vẫn được thực hiện theo
các quy định tại Điều 40, Điều 41, Điều 42 của Luật Thi hành án dân sự 2008.
Trong trường hợp người nhận đồng ý,
từ lần thông báo thứ hai trở đi, cơ quan thi hành án dân sự có thể thực hiện
thông báo thông qua ứng dụng VNeID hoặc các nền tảng trực tuyến như Trang thông
tin điện tử của Cục Thi hành án dân sự và Cổng thông tin điện tử của Tổng cục
Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp. Ngược lại, nếu người nhận không đồng ý sử
dụng phương thức này, cơ quan thi hành án sẽ tiếp tục thực hiện thông báo theo
quy trình truyền thống được quy định trong Luật THADS 2008.
Như vậy, từ ngày 01/01/2025, việc sử
dụng VNeID để thông báo thi hành án dân sự lần thứ hai có thể được áp dụng nếu
có sự đồng ý của người nhận, mang lại sự thuận tiện và hiệu quả hơn trong quá
trình thực hiện.
Trên đây là
những nội dung chia sẻ những thông tin liên quan đến tống đạt thông báo Thi
hành án dân sự cũng như việc tích hợp việc tống đạt trên ứng dụng VNeID để quý
bạn đọc hiểu rõ hơn.