Từ năm 2025 nhiều văn
bản pháp luật mới bắt đầu có hiệu lực thi hành, trong đó có các nội dung mới
liên quan đến các hoạt động kinh doanh, thuế. Vậy hộ kinh doanh kể từ năm 2025
sẽ phải nộp thuế như thế nào? Có chính sách thuế nào liên quan đến Hộ kinh
doanh không? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ vấn đề nêu trên.
I.
Các loại thuế hộ kinh doanh cần phải nộp trong năm 2025
Theo quy định của Luật
quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong quá trình hoạt động, Hộ
kinh doanh cá thể bắt buộc phải nộp các loại thuế sau đây:
-
Thuế Môn bài
-
Thuế Thu nhập cá
nhân (TNCN)
-
Thuế Giá trị gia
tăng (GTGT)
Trong đó, theo quy định
của Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, đối với Thuế Thu nhập cá nhân và Thuế Giá
trị gia tăng chỉ áp dụng đối với các Hộ kinh doanh có doanh thu từ
hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.
Tuy nhiên theo quy định mới
đây của Luật Thuế giá trị gia tăng 2024, thì từ 01/01/2026 đã nâng ngưỡng doanh
thu không chịu thuế GTGT lên 200 triệu đồng/năm, theo đó, nếu như Hộ kinh doanh
có doanh thu năm dưới 200 triệu thì sẽ không phải đóng thuế GTGT.
Đối với thuế môn bài, theo
quy định quản lý thuế, Hộ kinh doanh sẽ được miễn phí môn bài trong năm đầu
tiên thành lập, kể từ năm thứ 2 hoạt động Hộ kinh doanh cá thể vẫn phải đóng
thuế môn bài như bình thường.
Như vậy, đối với Hộ kinh
doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm thì sẽ được miễn tất cả các loại thuế,
doanh thu trên 100 triệu/năm sẽ phải đóng Thuế môn bài, Thuế TNCN và Thuế GTGT.
II.
Cách tính thuế với hộ kinh doanh
1.
Cách tính thuế môn bài
Theo Khoản 2 Điều 4
Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Theo Điểm c, Khoản 1, Điều 1 Nghị định
22/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/02/2020 thì mức thu lệ phí môn bài đối với
hộ kinh doanh cá thể được tính dựa theo doanh thu bình quân hàng năm. Cụ thể
như sau:
-
Doanh thu trên
500 triệu đồng/năm: lệ phí môn bài 1.000.000 đồng/năm
-
Doanh thu trên
300 đến 500 triệu đồng/năm: lệ phí môn bài
500.000 đồng/năm
-
Doanh thu trên
100 đến 300 triệu đồng/năm: lệ phí môn bài
300.000 đồng/năm
2.
Cách tính thuế Giá trị gia tăng (GTGT) và thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)
Cách tính thuế giá trị
gia tăng, cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh
doanh được quy định tại Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC như sau:
* Công thức
tính thuế GTGT:
Số thuế giá trị gia
tăng phải nộp = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ thuế giá trị gia
tăng
* Công thức
tính thuế TNCN:
Số thuế thu nhập cá
nhân phải nộp = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x Tỷ lệ thuế thu nhập cá
nhân
Trong đó:
- Doanh thu tính thuế GTGT
và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu
thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch
vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,
dịch vụ, bao gồm cả các khoản sau:
·
Thưởng, hỗ trợ đạt
doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ
bằng tiền hoặc không bằng tiền;
·
Các khoản trợ
giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định;
·
Các khoản bồi thường
vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế thu nhập cá
nhân);
·
Doanh thu khác mà
hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền
hay chưa thu được tiền.
- Tỷ lệ thuế tính trên
doanh thu gồm:Ttỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN áp dụng chi tiết đối với từng
lĩnh vực, ngành nghề theo hướng dẫn tại bảng Danh mục ngành nghề, tính thuế
GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh
doanh được quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Trường hợp hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên
doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề.
Trường hợp hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh
vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan
thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo
quy định của pháp luật về quản lý thuế.
III.
Chính sách thuế mới đối với Hộ kinh doanh từ năm 2025
1.
Hộ kinh doanh được kê khai thuế bởi Sàn thương mại điện tử
Theo điểm b khoản 5 Điều
Luật số 56/2024/QH15 có hiệu lực từ 01/01/2025 đã bổ sung khoản 4a vào sau khoản
4 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 quy định mới về việc Hộ kinh doanh kê khai thuế
thông qua Sàn thương mại điện tử như sau:
Theo đó, tổ chức là
nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nhà quản lý nền tảng số có chức
năng thanh toán (bao gồm cả tổ chức trong nước và nước ngoài) và các tổ chức có
hoạt động kinh tế số khác theo quy định của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện
khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ cho hộ kinh doanh, cá nhân
kinh doanh.
Trường hợp hộ, cá nhân
có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số không thuộc
đối tượng được khấu trừ, nộp thuế thay thì có nghĩa vụ trực tiếp đăng ký thuế,
khai thuế, nộp thuế.
2.
Xử phạt nợ thuế Hộ kinh doanh
Trước đây, Điều 66 Luật
Quản lý thuế 2019 quy định, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài,
người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp
thuế; nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy
định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.
Trong đó, "người
nộp thuế" bao gồm cả tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên theo quy định trên chỉ
áp dụng với cá nhân là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp do không có nội
dung quy định liên quan đến Hộ kinh doanh.
Tại Khoản 9 Điều 6 Luật
số 56/2024/QH15 sửa đổi khoản 1 Điều 66 Luật Quản lý thuế 2019 có hiệu lực từ
01/01/2025 đã nêu rõ đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm cả cá nhân, hộ
kinh doanh. Cụ thể:
Cá nhân kinh doanh, chủ
hộ kinh doanh, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuộc trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định
hành chính về quản lý thuế, cá nhân là người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài trước khi xuất cảnh
từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Như vậy, trường hợp
chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với số tiền thuế nợ và thời gian nợ theo
ngưỡng do Chính phủ quy định thì bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp
luật về xuất cảnh, nhập cảnh. Cơ quan quản lý thuế thông báo trước cho người nộp
thuế về việc áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh.
VI.
Dịch vụ thành lập Hộ kinh doanh tại XTVN
Công ty Luật XTVN (XTLaw)
chuyên cung cấp dịch vụ thành lập Hộ kinh doanh với đội ngũ pháp lý, chuyên
gia, luật sư chuyên nghiệp, kinh nghiệm lâu năm, đảm bảo các tiêu chí sau:
-
Hỗ trợ toàn
diện: Ngoài hỗ trợ thủ tục hộ
kinh doanh, XTLaw còn cung cấp các dịch vụ như Giấy phép đăng ký đầu tư, Giấy
phép đăng ký kinh doanh, đăng ký biến động đất đai, dịch thuật công chứng, hợp
pháp hóa lãnh sự,…
-
Hỗ trợ tận
tâm: Đội ngũ chuyên gia tư vấn
luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp mọi vấn đề của Khách hàng một cách tận tình và
chính xác.
-
Tiết kiệm thời
gian: Chúng tôi cung cấp dịch vụ
trọn gói từ soạn giấy tờ, dịch thuật, công chứng đến nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ
công. Khách hàng khi sử dụng dịch vụ có thể tiết kiệm tối đa thời gian và công
sức, tập trung hơn vào công việc, hoạt động kinh doanh khác.
Trên đây là những nội dung XTLaw trao đổi về bài viết
“Từ năm 2025 nộp thuế Hộ kinh doanh như thế nào”, khách hàng đang tìm kiếm đơn vị dịch vụ thành
lập Hộ kinh doanh liên hệ ngay tới XTLaw qua Hotline 0865766898!