Vừa qua, UBND TP. Hà Nội đã ban
hành Quyết định số 61/2024/QĐ-UBND, đưa ra các quy định quan trọng liên quan đến
quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố. Quyết định này sẽ có hiệu lực
từ ngày 7/10/2024, áp dụng cho các cơ quan Nhà nước, người sử dụng đất
theo Luật Đất đai và các bên liên quan trong công tác quản lý, sử dụng
đất. Hãy cùng Luật XTVN điểm qua một số quy định đáng lưu ý về đất đai được áp
dụng tại Hà Nội từ ngày 07/10/2024 thông qua bài viết dưới đây:
Một, Quyết
định mới
quy định rõ ràng về việc quản lý các thửa đất nhỏ hẹp, nằm xen kẹt và không
có đường giao thông kết nối. Theo đó, các khu đất do Nhà nước quản lý sẽ được
rà soát, công bố công khai, và lập danh mục giao đất hoặc cho thuê đất (khoản 4
Điều 47 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP). Đây là một bước quan trọng nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho việc giao đất và cho thuê đất, góp phần tối ưu hóa nguồn
tài nguyên đất đai của thành phố.
Hai, quy định cụ thể thủ
tục chấp thuận chuyển nhượng đất và các văn bản liên quan đến việc nhận chuyển
nhượng, thuê quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất cho các dự án
phát triển kinh tế - xã hội. Điều này không chỉ đơn thuần hỗ trợ nhà đầu tư mà
còn hướng đến việc thúc đẩy phát triển bền vững.
Ba, quy định rõ về điều kiện, tiêu chí, quy mô và tỷ lệ để tách thành dự án độc lập đối với
các dự án phát triển kinh tế - xã hội sử dụng đất do cơ quan Nhà nước quản lý
(khoản 3 Điều 59 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP).
Bốn, điều chỉnh các quy định liên quan đến phương án đấu
giá quyền sử dụng đất, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và hạn
mức công nhận quyền sử dụng đất. Các nội dung này bao gồm việc xử lý thửa đất
không đủ điều kiện tồn tại khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội (theo khoản 3 Điều 55 Nghị định số 102/2024/NĐ-CP) và những trường
hợp đất nông nghiệp tự khai hoang được công nhận quyền sử dụng.
Năm, điều kiện và diện tích tối thiểu để tách thửa –
đây là điều đáng lưu ý nhận được nhiều sự quan tâm. Theo đó, Quyết định đã quy
định chi tiết về điều kiện, diện tích tối thiểu để tách thửa, hợp thửa, cùng với
các thủ tục liên quan đến việc nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp, giao
đất ở cho cá nhân tại khu vực đô thị và nông thôn.
Sáu, trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đóng vai trò chủ đạo trong việc quản
lý đất đai, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện để thẩm định, rà
soát các dự án sử dụng đất. Cơ quan này chịu trách nhiệm tổng hợp báo cáo thành
phố về tình hình quản lý và sử dụng quỹ đất trước ngày 31/12 hàng năm. Đồng thời,
Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng có nhiệm vụ rà soát các dự án đầu tư, tham mưu UBND
thành phố ban hành các văn bản xác nhận theo quy định của Luật Đất đai.
Bảy, nhiệm vụ của UBND cấp huyện. Theo đó, UBND cấp
huyện được giao nhiệm vụ lập danh mục các dự án phải thu hồi đất, chuyển mục
đích sử dụng đất, đặc biệt là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và đất rừng sản
xuất. Đồng thời, cơ quan này cũng phải giám sát chặt chẽ việc sử dụng đất của
các tổ chức, cá nhân sau khi trúng đấu giá, đảm bảo sử dụng đất đúng quy hoạch
và mục đích đề ra.
Tám, theo quy định chuyển tiếp, các dự án sử dụng đất để phát
triển kinh tế - xã hội mà chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, hoặc cho
phép chuyển mục đích sử dụng sẽ phải tuân theo Quyết định số 61/2024/QĐ-UBND.
Các trường hợp đất không đủ điều kiện tồn tại theo Quyết định số
15/2011/QĐ-UBND và Quyết định số 16/2015/QĐ-UBND cũng sẽ được xử lý theo quy định
pháp luật trước ngày 07/10/2024.
Trên đây là những trao đổi của Luật XTVN về một số quy định đáng lưu ý về đất
đai được áp dụng tại Hà Nội có hiệu lực từ ngày 07/10/2024. Với những quy định
mới đã giúp việc triển khai, thực thi quy định pháp luật một cách rõ ràng, cụ
thể hơn, song không thể tránh khỏi những khó khăn trong gia đoạn đầu áp dụng
vào thực tiễn. Hãy để Luật XTVN hỗ trợ bạn có phương án giải quyết vấn đề vướng
mắc một cách tốt nhất, đảm bảo cao nhất quyền và lợi ích hợp pháp.