Công ty luật TNHH XTVN
Gọi Ngay
+84865766989
Chúng tôi luôn làm việc tận tâm trong mọi  Cuộc gọi ngay bây giờ
Hỏi đáp Vấn đề quản lý tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự

 

Trong các quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân phải có đầy đủ năng lực chủ thể để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, đối với người mất năng lực hành vi dân sự, họ không thể tự mình xác lập và thực hiện giao dịch, đặc biệt trong việc quản lý tài sản của chính mình. Do đó, vấn đề đặt ra là cơ chế quản lý tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự được pháp luật quy định như thế nào để đảm bảo tính hợp pháp và quyền lợi của họ?

1. Thế nào là người mất năng lực hành vi dân sự?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 22 BLDS năm 2015 về Mất năng lực hành vi dân sự: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.”. 

Căn cứ Điều 47 BLDS năm 2015 quy định về người được giám hộ trong đó gồm có: “c) Người mất năng lực hành vi dân sự”. Người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự bao gồm Người giám hộ đương nhiên (theo quy định tại Điều 53 BLDS năm 2015) và Người giám hộ được cử, chỉ định (theo quy định tại Điều 54 BLDS năm 2015). Theo đó, người giám hộ có thể là người thân thích như cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc do Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định nếu không có người thân thích phù hợp.

2. Vấn đề quản lý tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 57 BLDS năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự như sau: “c) Quản lý tài sản của người được giám hộ;”.

Căn cứ khoản 1 Điều 59 BLDS năm 2015 quy định về Quản lý tài sản của người được giám hộ như sau:

1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.”.

Như vậy, từ các quy định trên của BLDS năm 2015, có thể thấy người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất của người được giám hộ. Việc quản lý tài sản phải tuân thủ các quy định pháp luật, trong đó bao gồm nghĩa vụ bảo toàn và sử dụng tài sản hợp lý. Người giám hộ có quyền thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ, nhưng chỉ trong phạm vi nhằm bảo vệ và phục vụ lợi ích của họ. Đối với các giao dịch quan trọng liên quan đến tài sản có giá trị lớn, cần có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ để đảm bảo tính minh bạch và tránh hành vi lạm dụng. Ngoài ra, pháp luật nghiêm cấm người giám hộ sử dụng tài sản của người được giám hộ vào mục đích riêng hoặc tặng cho người khác, trừ trường hợp giao dịch mang lại lợi ích trực tiếp cho người được giám hộ và có sự đồng ý hợp pháp.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của XTLaw đối với  nội dung về “Vấn đề quản lý tài sản của người mất năng lực hành vi dân sự”. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi trực tiếp tại Trụ sở Công ty TNHH XTVN địa chỉ số 33 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội hoặc qua website @www.xtlaw.com.vn.



Công ty luật TNHH XTVN
Hotline: 0865766989
Công ty luật TNHH XTVN Chat FB với chúng tôi
Công ty luật TNHH XTVN