Thực
trạng lấn, chiếm đất hiện nay là vấn đề diễn ra phổ biến, nghiêm trọng, phức tạp
ảnh hưởng đến chính quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Vậy cần làm
gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi đất có Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (hay còn gọi là "sổ
đỏ") bị lấn, chiếm. Hãy cùng Luật XTVN tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
1.
Hành vi lấn, chiếm đất đai
Khái
niệm về hành vi lấn đất, chiếm đất đai được pháp luật hiện hành quy định như
sau:
Tại
khoản 1 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/11/2019 về
việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định: “Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới
hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan
quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện
tích đất bị lấn đó cho phép.”
Và tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi
khoản 1 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP, khái niệm "chiếm đất"
được quy định:
"Chiếm đất là việc sử
dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự ý sử dụng đất mà
không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;
b) Tự ý sử dụng đất thuộc
quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân
đó cho phép;
c) Sử dụng đất được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia
hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện
nhưng người sử dụng đất không chấp hành (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân
trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);
d) Sử dụng đất trên thực
địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của
pháp luật.".
Như vậy, lấn, chiếm đất đai
là một trong các hành vi bị nghiêm cấm. Do đó, việc lấn, chiếm đất của người
khác sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Khi bị lấn, chiếm đất,
người sử dụng đất cần làm gì?
Khi nhận thấy có hành vi
lấn, chiếm đất đai để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, người có đất
bị lấn, chiếm cần thực hiện thủ tục như sau:
Bước 1: Trước hết, các bên có thể
tự thương lượng, tự hòa giải để giải quyết vấn đề. Căn cứ khoản 1 Điều 235 Luật
Đất đai 2024, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc
giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở, hòa giải thương mại,
hay cơ chế hòa giải khác theo quy định của pháp luật. Điều này phải ánh tinh
thần của pháp luật khuyến khích việc giải quyết tranh chấp đất đai bằng cách
thương lượng và hòa giải trên cơ sở cá nhân hoặc cộng động.
Bước 2: Nếu thương lượng không
thành công, người có đất bị lấn, chiếm gửi hồ sơ yêu cầu hòa giải tại UBND cấp xã/phường
nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải (căn
cứ theo khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024). Trong đó:
- Hồ sơ yêu cầu hòa giải:
+ Đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
+ Giấy tờ pháp lý của người yêu cầu: Căn cước
công dân/ Chứng minh thư nhân dân/ Hộ chiếu;
+ Tài liệu, chứng cứ chứng minh về hành vi lấn, chiếm đất.
- Trách nhiệm tổ chức hòa giải: Chủ tịch UBND cấp xã/phường
thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai (không áp dụng đối với địa
bàn không thành lập đơn vị hành chính cấp xã/phường trực thuộc UBND cấp quận/huyện
– theo khoản 5 Điều 235 Luật Đất đai 2024), thành phần
Hội đồng gồm có:
+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp xã/phường là Chủ tịch Hội đồng;
+ Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã/phường;
+ Công chức làm công tác địa chính;
+ Người sống lâu năm biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với
thửa đất tranh chấp (nếu có);
+ Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện tổ chức, cá nhân khác
tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;
- Thời hạn giải quyết:
Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai.
- Việc hòa giải phải được
lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia hòa giải xác nhận hòa giải
thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã/phường. Biên bản này được gửi
đến các bên tranh chấp, lưu lại UBND cấp xã/phường nơi có đất tranh chấp.
- Sau khi tiến hành hòa
giải tại UBND cấp xã/phường:
+ Trường hợp hòa giải thành
và có thay đổi hiện trạng về ranh giới, diện tích, người sử dụng đất thì trong
thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản công nhận kết quả hòa
giải thành, các bên tham gia hòa giải phải gửi văn bản công nhận kết quả hòa
giải thành đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký, cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo
quy định.
+ Trường hợp hòa giải không
thành mà một hoặc các bên tranh chấp không ký vào biên bản thì Chủ tịch Hội
đồng, các thành viên tham gia hòa giải phải ký vào biên bản, đóng dấu của UBND
cấp xã/phường và gửi cho các bên tranh chấp.
Bước 3: Khi các bên hòa giải không
thành công tại UBND cấp xã/phường nơi có đất tranh chấp, người bị lấn, chiếm
đất có quyền khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền nơi có đất tranh chấp.
Đối với trường hợp người có đất bị lấn, chiếm có sổ đỏ thì căn cứ vào quy định
tại khoản 1 Điều 236 Luật Đất đai 2024 thì: “Tranh chấp đất đai mà các bên
tranh chấp hoặc một trong các bên tranh chấp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 của Luật này và
tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án giải quyết”. Theo đó,
hồ sơ khởi kiện lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền nơi có đất xảy ra tranh chấp
gồm:
-
Đơn khởi kiện;
- Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Biên
bản hòa giải không thành tại UBND
cấp xã/phường;
- Giấy
tờ pháp lý của người khởi kiện: Căn cước công dân/ Chứng minh thư nhân dân/ Hộ
chiếu;
- Tài
liệu, chứng cứ chứng minh về hành vi lấn, chiếm đất: video, hình ảnh, đoạn chat,
người làm chứng,…..
Trên đây là toàn bộ trao đổi
của Luật XTVN về nội dung giải quyết việc đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất bị lấn, chiếm như thế nào. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn, hỗ
trợ pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, đảm bảo đúng quy định pháp
luật.